Vì sao chó thích gặm
xương?
Chó thích gặm xương là điều mà ai cũng biết nhưng lí do của hành
động này thì mới chỉ được các nhà khoa học tìm ra trong một nghiên cứu gần đây.
Đặc tính thích gặm xương của loài chó là yếu tố di truyền và vẫn
được lưu giữ sau hàng triệu năm tiến hóa. Thời cổ đại, tổ tiên chó ngày nay là
những con thú săn mồi, với khẩu phần ăn chủ yếu là thịt các loài động vật hoang
dã. Quá trình chọn lọc tự nhiên giữ lại những con chó có bộ hàm khỏe với khả
năng săn mồi tốt hơn.
Tiến sĩ Joao Munoz-Doran từ Đại học Quốc gia Colombia, Mỹ, cho
biết,việc nghiên cứu các đặc tính của hơn 300 loài chó giúp ông và các đồng
nghiệp tạo ra được gia phả loài chó. Yếu tố được dùng để phân loại chính là chế
độ ăn của từng loài.
Ông Doran khẳng định: “Có 3 loại chó là chó ăn thịt, hypercarnivores
và chó ăn tạp”. Tổ tiên của loài chó ngày nay được phân vào lớp hypercarnivores
(70% khẩu phần ăn hàng ngày là thịt).
Phân tích kết cấu hộp so cho thấy, những con chó này nay có cơ
hàm khỏe và răng nanh lớn hơn chó cổ đại săn mồi theo bầy đàn thời xưa. 8 triệu
năm trước, Trái đất có nhiều bình nguyên rộng lớn, thuận lợi cho sự phát triển
của những loài động vật ăn cỏ. Điều kiện tự nhiên tốt giúp kích cỡ những con
vật ăn cỏ lớn hơn, buộc loài chó phải săn bắt theo đàn để hạ gục con mồi.
Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp những con có có xương hàm khỏe,
răng nanh lớn hơn có ưu thế trong quá trình đi săn. Và để đủ sức ngoạm chặt con
mồi, loài chó “sáng tạo” ra bài tập riêng là gặm xương.
Trong suốt quá trình tiến hóa, loài chó buộc phải gặm xương để
tăng cường sự chắc khỏe cho bộ hàm và tận dụng nốt những chất dinh dưỡng bên
trong xương. Trải qua hàng triệu năm, việc gặm xương trở thành một trong những
đặc tích di truyền của loài chó. Những con chó hoang dã thừa hưởng đặc tính này
tồn tại tốt hơn trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
Chó nhà ngày nay được con người thuần hóa từ loài chó hoang dã
nhưng vẫn còn nhiều đặc tính di truyền, trong đó có gặm xương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét